Hội nghị đã triển khai 7 nội dung gồm: Chu trình OCOP hàng năm; tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu địa phương; chuẩn hóa quy trình tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý giám sát và tăng cường chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP, trọng tâm là phát triển sản phẩm OCOP theo tiếp cận chuỗi giá trị triển khai đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã có 06 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao bao gồm trứng gà Sachi, thịt gà tươi Sachi; sản phẩm rượu nếp Cường Hạnh và 03 sản phẩm của thêu Zen Thanh Hà. Trong năm 2023 tiếp tục xét công nhận 10 sản phẩm đạt OCOP của năm 2022 và phấn đấu đạt thêm từ 5 đến 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, phấn đấu trung bình mỗi năm có từ 05 sản phẩm đạt từ ba sao trở lên.
Để phát triển sản phẩm OCOP từ nay đến năm 2025, Hội nghị đã đề ra các giải pháp, phấn đấu có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ ba sao cấp tỉnh trở lên. Phát triển mới và củng cố 5 -10 tổ chức kinh tế và hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP, 20% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn. OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại; có ít nhất 2 đến 4 làng nghề sản phẩm OCOP được công nhận góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương./